Văn hóa uống trà của người Việt
Văn hóa uống trà của người Việt Nam đã tồn tại và phát triển xuyên suốt lịch sử lâu dài của đất nước này. Trà Việt mang những giá trị văn hóa đặc sắc riêng, thể hiện sự gần gũi, tự nhiên linh hoạt, không có nhiều quy tắc, nghi lễ, và mang trong nó là yếu tố tinh thần, lòng hiếu khách và sự cởi mở. Từ việc uống trà, những câu chuyện sẽ được mở ra, giúp con người có thêm sự thấu hiểu. Tuy nhiên khi xã hội phát triển và có sự du nhập văn hóa trà từ Nhật, Trung Quốc, trà Việt Nam cũng có những thay đổi đáng kể.
Đã có những gia đoạn trong lịch sử, trà được xem là thức uống quý, cao cấp chỉ được thường thức bởi vua chúa hoặc các tầng lớp quan chức, thượng lưu, danh gia vọng tộc. Và vì thế trà xuất hiện những lễ nghi về cách pha trà và thưởng trà, cũng khá cầu kì như: yêu cầu người mời trà phải có tác phong kính trà đối với các bậc tiền bối, người bề trên, cùng với sự cầu kì về đồ dùng pha trà và không gian uống.
Tuy nhiên, sau giai đoạn đó, uống trà ở Việt Nam đã phổ biến ở mọi nơi, không phân biệt giàu sang, nghèo hèn. Dù gia đình quý tộc hay thường dân, dù hàng quán ở chợ hay nhà hàng cao cấp,… đều có thể tự do nhâm nhi chén trà nóng, vì thế văn hóa trà của Việt Nam rất đa dạng, có nhiều hình thái đặc trưng theo tầng lớp giai cấp và vùng miền.
Tính chất linh hoạt và tự nhiên
Uống trà một cách tự nhiên
Người Việt uống trà một cách tự nhiên và không bị ràng buộc bởi những quy tắc nghi thức cứng nhắc. Trà có thể được dùng trong những buổi gặp mặt gia đình, bạn bè hay trong các dịp lễ hội, thậm chí chỉ là một cách thư giãn sau một ngày dài làm việc. Không có sự cầu kỳ hay áp đặt trong việc uống trà, người ta có thể tự do lựa chọn thời gian và địa điểm để thưởng thức trà theo sở thích của mình.
Không có quy tắc nghi thức cứng nhắc
Trà đạo Việt không có những nghi thức cầu kỳ hay những quy định nghiêm ngặt về thời gian, địa điểm hay dụng cụ pha trà. Người ta chỉ cần một ấm trà nhỏ, một bộ chén tách và một ít trà ngon là có thể thưởng thức trà mọi lúc, mọi nơi. Điều này cho thấy tính linh hoạt và tự nhiên trong việc thưởng trà của người Việt, không bị ràng buộc bởi những quy tắc khắt khe.
Có loại trà không làm từ cây chè
Ở Việt Nam, người ta thưởng thức nhiều loại trà khác nhau, từ trà truyền thống cho tới các trà ướp hương như trà sen, trà nhài (lài), hoặc là trà pha từ các loại lá, hoa, rễ của một số loài thảo dược gần gũi, tốt cho sức khỏe như trà hoa cúc, trà hoa hòe, trà atisô, ngày nay họ còn làm trà từ lá sen, lá ổi….. Mỗi loại trà đều có hương vị và công dụng khác nhau, tạo nên sự đa dạng và phong phú trong văn hóa uống trà của người Việt.
Phong cách pha trà
Sử dụng lá trà xanh tự nhiên hay trà mạn
Trong văn hóa trà Việt, người xưa (bây giờ còn tại tỉnh lẻ, thôn quê) thường sử dụng lá chè tươi để pha trà trực tiếp. Lá chè tươi được chọn là lá già vừa phải, có độ bóng, dầy, tùy dung tích ấm, chọn 1 nắm hay vài nắm lá rửa sạch, vò nhẹ lá rồi cho vào ấm (tích) và tráng qua một lần nước sôi, sau đó đổ nước sôi vào ngập lá chè, ủ khoảng 45 phút để lá trà đủ độ chín và chiết xuất hương vị trà ra. Sau đó rót trà ra bát hoặc chén để thưởng thức. Cách pha trà của người Việt rất đơn giản, không cần sử dụng những dụng cụ phức tạp. Nước chè vàng sánh, uống vào vừa thơm mát vị trà, ngọt hậu cùng mùi hương chè ngai ngái.
Ngày nay, việc sử dụng trà mạn (trà khô) được chế biến từ lá trà tươi là phổ biến, chè được thu hái búp theo tiêu chuẩn rồi qua công đoạn chế biến, thành trà thành phẩm khô. Trà mạn cũng được pha đơn giản, chỉ cần một bộ ấm chén bằng sứ hoặc bằng gốm, cách pha tiện và nhanh hơn chè tươi, chỉ cần cho trà vào ấm, tráng bỏ lần nước một, rót nước sôi vào, chờ 1-2 phút là rót trà ra chén để thưởng thức.
Sử dụng ấm đất nung hoặc ấm sứ nhỏ
Người ta không sử dụng ấm trà chuyên dụng mà thường dùng những ấm đất nung hoặc ấm sứ nhỏ. Điều này cũng thể hiện tính tự nhiên và gần gũi của trà đạo Việt, không cầu kỳ hay phức tạp. Trà được pha trực tiếp trong ấm với nước nóng, sau đó rót ra chén tách và thưởng thức khi trà còn ấm nóng.
Gần gũi và đơn giản
Phong cách pha trà của người Việt được coi là gần gũi và đơn giản. Không có những bước pha trà phức tạp hay dụng cụ đắt tiền, mà chỉ cần sự tự nhiên và tinh tế trong việc lựa chọn trà và nước sôi để tạo nên hương vị đặc trưng của trà Việt.
Trải nghiệm toàn diện với trà
Trà không chỉ để uống, mà còn để ngắm nhìn và ngửi. Người thưởng trà thường cảm nhận bằng mọi giác quan, từ màu sắc, mùi hương, hương vị, và cả tiếng động nhẹ của nước sôi và lá trà chạm vào nhau. Đây là một trải nghiệm toàn diện, không chỉ đơn thuần là uống trà mà còn là cảm nhận và tận hưởng một phần của văn hóa uống trà của người Việt.
Màu sắc và hương vị đặc trưng
Màu xanh của lá trà và màu vàng của nước trà tạo nên một bức tranh đầy màu sắc và hấp dẫn. Hương vị đặc trưng của trà xanh tự nhiên cũng là điểm nhấn quan trọng trong việc thưởng trà.
Liên hệ tinh thần
Trà ở Việt Nam cũng có liên hệ với tinh thần: một cách để tĩnh lặng, suy ngẫm và trở về với chính mình, như một phương pháp thiền định. Trong cuộc sống hiện đại, khi áp lực và căng thẳng ngày càng gia tăng, việc thưởng trà có thể giúp con người giảm stress và tìm lại sự bình yên trong tâm hồn.
Yếu tố văn hóa
Trà – biểu tượng của lòng hiếu khách
Trà đạo Việt thể hiện sự tinh tế trong văn hóa ẩm thực và là biểu thị của lòng hiếu khách, đây là một giá trị quan trọng và được coi là phẩm chất cao quý. Thưởng trà cũng là một cách để thể hiện lòng hiếu khách và sự tôn trọng đối với khách mời. Người ta thường dành cho khách một ly trà ấm nóng và thân ái, tạo nên một không gian ấm cúng và gần gũi.
Nước trà – thức uống mừng khách đầu tiên
Trong các dịp lễ hội hay các buổi gặp mặt gia đình, nước trà luôn là thức uống mừng khách đầu tiên. Nhiều nơi trên Việt Nam, nước trà được coi là thức uống mừng khách đầu tiên và là phần không thể thiếu trong tiếp đón bạn bè và người thân.
Trà – có trong mọi ngày lễ lớn, quan trọng
Ngày nay, trà còn được sử dụng trong tất cả những ngày lễ lớn như cưới hỏi, ma chay, cúng giỗ. Điều đó cho thấy trà đã đóng vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa và tinh thần của người Việt Nam.
Một số vùng trồng trà truyền thống của Việt Nam
Các vùng cao nguyên phía Bắc như Thái Nguyên, Mộc Châu, và phía Tây Bắc như Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai… nổi tiếng với truyền thống trồng trà và có các loại trà nổi tiếng như trà shan tuyết, trà Thái Nguyên, trà Tân Cương Thái Nguyên. Đây cũng là những địa điểm du lịch hấp dẫn cho những ai yêu thích trà và muốn khám phá về trà Việt.
Thái Nguyên – vùng trồng trà lâu đời
Thái Nguyên được coi là “thủ phủ” của trà Việt, với lịch sử trồng trà lâu đời và sản xuất những loại trà nổi tiếng như trà Thái Nguyên, trà Tân Cương Thái Nguyên và nhiều loại trà mới như trà móc câu, trà đinh thượng hạng. Du khách có thể ghé thăm các vườn chè xanh mướt và thưởng thức trà ngon tại đây.
Mộc Châu – vùng trồng trà đẹp như tranh vẽ
Mộc Châu là một trong những vùng trồng trà đẹp nhất ở Việt Nam, với những cánh đồng chè rộng lớn và những ngôi làng trù phú. Du khách có thể tham quan và thưởng thức trà tại các nhà máy chế biến trà tại đây.
Hà Giang, Yên Bái, Lào Cai… những vùng trà cổ thụ lâu năm
Trà cổ thụ ở Hà Giang, Yên Bái và Lào Cai không chỉ là nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương mà còn là biểu tượng văn hóa đặc sắc của vùng núi phía Bắc. Trà được coi là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của người dân nơi đây, từ những chén trà đón khách đến những ấm trà sum họp gia đình.
Kết luận
Văn hóa trà Việt Nam là một nghệ thuật thưởng thức trà đã tồn tại và phát triển trong lịch sử lâu dài của đất nước này. Tính linh hoạt và tự nhiên, phong cách pha trà đơn giản cùng biểu thị của lòng hiếu khách.
Tuy nhiên, ngày nay, khi cuộc sống vật chất và xã hội phát triển, giao lưu các nền văn hóa, trà Việt cũng ảnh hưởng nhiều từ văn hóa trà của Nhật, Trung Quốc và Đài Loan, vì thế xuất hiện nhiều quán trà và phòng trà mang phong cách thiền, trà đạo hay trà chanh, trà sữa… vì thế, thu hút không ít người uống trà và chơi trà ở nhiều lứa tuổi. Cùng với đó là trào lưu mua bán và sử dụng các trà cụ của Trung Quốc và Nhật Bản cho việc pha trà, thưởng trà. Giúp cho văn hóa uống trà của người Việt Nam ngày càng tinh tế, cầu kì và nghệ thuật hơn.
—–
Website: Minhtea.com – Đánh thức vị trà!
Điện thoại/ Zalo: 0961766863
Facebook: https://www.facebook.com/minhteacom