lạc quan

Lạc quan

Lạc quan là xem mọi việc chỉ thấy cái vui, cái tốt. Người lạc quan chính đáng xem xét một cách khách quan những nỗi khó khăn mình gặp thấy trong công việc của mình, không coi thường mà cũng không e dè thái quá; trong trường hợp nguy hiểm không ngần ngại tìm cách thoát khỏi, lấy con mất vô tư mà nhận xét mọi mặt, mọi góc cạnh của sự vật.

Trái lại, người bi quan lại có thói quen trông cái gì cũng đen tối, coi sự đời là khổ sở, thảm thương cả, có khi không nhận chân cả cá tính, cả cái giá trị của mình. Mình làm nên thất bại, không biết tự trách mình, lại đổ cho sự may rủi, đổ cho thời vận hay đổ cho người khác không hết sức giúp mình. Người bi quan lúc nào cũng tự coi mình như kẻ lỗi thời, lỡ vận: buồn rầu về dĩ vãng, chán nản về hiện tại và thất vọng về tương lai.

Có lạc quan mới hăng hái trong tư tưởng, nhiệt thành trong hoạt động, mới dễ đi tới thành công. Những nhà chính trị nổi tiếng kinh luân (1) đã làm vẻ vang cho xử sở, những vị tướng lãnh lừng danh thao lược (2) đã mang lại vinh quang cho giống nòi, không phải là những hạng người bi quan.

Nhưng lạc quan không phải cứ yên trí rằng: “Cái gì cũng tốt hơn hết trong cái thế giới cực tốt” (3); phải có trí phán đoán, trong cuộc tranh đấu để sinh tồn, phải biết chuẩn bị và tự bảo vệ. Lạc quan cũng không chỉ nghĩ đến sự vui sướng vị kỷ mà nhắm mắt trước những cảnh đau thương của loài người, trước những nỗi bất công của xã hội.

Muốn lạc quan, ta phải giữ trí tuệ cho minh mẫn, cảm giác cho tinh tường, ý chí cho vững bền, thể chất cho tráng kiện. Đừng suy xét sự đời, người đời một cách nông nổi, đừng giao du với những người bi quan, đừng đọc những tác phẩm có thể gieo rắc thảm sầu vào tâm não; phải xua đuổi những ý niệm đen tối, phải chống với mọi sự cám dỗ, có thể làm nao núng ý chí của ta, phải luyện tập thân thể một cách điều hòa để cho sức khỏe được dồi dào.

Như vậy, ta sẽ đủ trí tuệ, đủ cảm tính, đủ ý chí và đủ sức khỏe để giúp cho tính lạc quan của ta đưa ta đến thắng lợi, đến thành công.

Chú thích:

(1) Kinh luân: (kinh: gỡ sợi tơ, luân: sắp các sợi cùng loại để xe): nghĩa bóng nói về tài xếp đặt việc chính trị.

(2) Thao lược: (lục thao, tam lược: sách binh thư thời xưa): kế hoạch về quân sự.

(3) Dịch câu: “Tout est pour le mieux dans le mellleur des mondes possibles (theo Leibniz, nhà triết học Đức) (1646-1716)

Trích sách: Trau giồi nhân cách ; Tác giả: Nguyễn Văn Đang (Bài 38)

Select the fields to be shown. Others will be hidden. Drag and drop to rearrange the order.
  • Image
  • SKU
  • Rating
  • Price
  • Stock
  • Availability
  • Add to cart
  • Description
  • Content
  • Weight
  • Dimensions
  • Additional information
  • Attributes
  • Custom attributes
  • Custom fields
Click outside to hide the comparison bar
So sánh